Nguyễn Thế Kỳ

Những câu hỏi liên quan
Nấm Nấm
Xem chi tiết
()
Xem chi tiết
Vũ Khánh Ly
29 tháng 8 2019 lúc 20:33

Hồ Chí Minh là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một chiến sĩ chân chính và cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường với việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Cho nên, ai cũng có thể học theo, làm theo để trở thành người Cán bộ, Đảng viên tốt, người công dân tốt trong xã hội.

Qua thực hiện cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã có nhiều tấm gương sáng về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, những hành động và việc làm của họ rất đáng được trân trọng và nêu gương. Một trong những tấm gương điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Chi bộ trường THPT Châu Thành là thầy giáo Nguyễn Đình Lâm.

Học tập phong cách quần chúng, dân chủ của Bác trong cuộc sống cũng như trong công việc Thầy luôn tận tụy, hết lòng, không ngại khó khăn gian khổ, sống tiết kiệm, giản dị, không xa hoa, lãng phí. Đối với công việc dù ở cương vị nào: tổ trưởng bộ môn Toán hay một giáo viên Thầy cũng luôn gương mẫu đi đầu, làm việc một cách chu đáo, cẩn thận. Là tổ trưởng chuyên môn Thầy luôn thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp, không độc đoán áp đặt chủ quan. Cách làm việc của Thầy nhẹ nhàng nhưng hiệu quả công việc cao, được các giáo viên trong tổ tin tưởng, yêu quý. Trong công tác giảng dạy thầy có trình độ chuyên môn vững vàng, ý thức trách nhiệm cao. Những giờ giảng của thầy đã thực sự cuốn hút và tạo ra được không khí sôi nổi, hứng thú học tập cho học sinh. Tôi đã nghe rất nhiều học sinh kể về Thầy, các em quý Thầy không phải chỉ vì Thầy dạy hay mà hơn hết là tấm lòng, sự tậm tâm của Thầy dành cho các em. Một học sinh tâm sự: năm lớp 10 em học môn toán rất yếu, gần như mất căn bản nên em rất nản và buông xuôi nhưng khi được học với thầy Lâm, cách dạy của Thầy dễ hiểu, em lười và học yếu nhưng Thầy không trách mắng. Thầy luôn khuyến khích, động viên và giúp đỡ em. Chính sự gần gũi, quan tâm của Thầy đã làm cho em không còn mặc cảm. Kết quả học tâp của em ngày càng tiến bộ, từ một học sinh yếu em đã học khá môn toán. Em đã cảm động nói "Có được kết quả này em phải cảm ơn thầy Lâm rất nhiều".  Ở Thầy với tấm lòng yêu nghề, tất cả vì học sinh thân yêu Thầy luôn gần gũi, thương yêu, quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo cho các em từng bước trên con đường học tập. Thầy luôn lắng nghe và đáp ứng những tâm tư, nguyện vọng của học sinh, thẳng thắn chỉ ra những điều sai trái và hướng dẫn các em khắc phục những nhược điểm của mình. Bằng tấm lòng, tình cảm chân thành của mình thầy đã để lại những ấn tượng và tình cảm tốt đẹp trong lòng học sinh bao thế hệ. Em Nguyễn Tiến Đức dù đã ra trường rất lâu nhưng vẫn luôn nhớ về Thầy, không có điều kiện đến thăm Thầy thường xuyên nhưng mỗi lần gặp Tôi em luôn hỏi thăm về Thầy " Cô ơi thầy Lâm có khỏe không? Dạo này thầy có bồi dưỡng học sinh giỏi nữa không cô?..." Có lẽ đó chỉ là những lời hỏi thăm rất bình thường nhưng Tôi cảm nhận được tình cảm chân thành, sự quan tâm sâu sắc của em đối với Thầy, người thầy mà em yêu quý và luôn nhớ đến với tấm lòng kính trọng và ngưỡng mộ. Mới đây Đoàn trường phát động viết bài tri ân thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam                         có rất nhiều học sinh viết về Thầy. Thầy được các em yêu mến, tin tưởng, là người có uy tín và ảnh hưởng tích cực đến học sinh. Đó là niềm hạnh phúc to lớn của người giáo viên khi được học trò dành cho những tình cảm tri ân. Để đạt được điều đó không phải là dễ, nó đòi hỏi hội tụ ở người giáo viên nhiều phẩm chất. Đúng như lời của Xukhomlinxki "Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội, có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn học sinh. Có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người." Thầy đã làm được điều đó.

Thầy không chỉ hoàn thành xuất sắc, có kết quả cao trong công việc mà trong quan hệ với đồng nghiệp Thầy rất thân thiện, cởi mở, luôn quan tâm, tận tình giúp đỡ anh chị em trong cơ quan. Tôi có nghe cô Bích Hòa kể lại một câu chuyện rất cảm động về Thầy. Đó là thời gian gia đình cô gặp biến cố, Thầy luôn hỏi thăm và động viên cô. Khi đó Công Đoàn nghành có một suất học bổng dành cho con em giáo viên trong trường, Thầy đã đề nghị tặng học bổng đó cho con cô Hòa. Giá trị học bổng không lớn về vật chất nhưng lại vô cùng có ý nghĩa về tinh thần vì đó là sự quan tâm, chia sẻ, sự ấm áp của tình đồng nghiệp.Thầy là thế luôn suy nghĩ rất chu đáo, hết lòng vì đồng nghiệp. Không chỉ vậy khi có giáo viên nào trong tổ bệnh hay có việc gia đình thì thầy sẵn sàng đi dạy thay hay làm thay việc cho giáo viên đó. Với những giáo viên trẻ mới ra trường còn bỡ ngỡ, chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy Thầy tận tình hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, Thầy thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Măc dù công việc rất bận rộn nhưng khi gia đình, người thân của đồng nghiệp có người ốm đau, hiếu, hỉ, ... thầy đều đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ và an ủi kịp thời. Với cương vị là khối trưởng chủ nhiệm khối 10 Thầy tận tình đi dự giờ sinh hoạt chủ nhiệm, rút kinh nghiệm và đưa ra các cách giải quyết tình huống rất hay giúp ích cho các giáo viên rất nhiều trong công tác chủ nhiệm. Đồng nghiệp luôn gần gũi, yêu quý và kính trọng thầy. Mới đây Hội Đồng Sư Phạm nhà trường  bỏ phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm Thầy vào chức Hiệu Phó nhà trường. Kết quả 100% lá phiếu tín nhiệm.

Trong các công việc, phong trào của nhà trường Thầy không nề hà, từ chối bất cứ việc gì , việc nào Thầy cũng luôn hết lòng. Cô Hiền nguyên chủ tịch công đoàn nhà trường kể lại khi cô tâm sự với thầy Lâm việc ban chấp hành công đoàn trường đang gặp khó khăn về nhân sự. Vì cô Hiền không làm Chủ tịch CĐ nữa, thầy Thái phó CTCĐ thì đi học nên ban chấp hành công đoàn có nhiều thay đổi, gặp nhiều khó khăn bởi đội ngũ trẻ còn chưa vững vàng, chưa có kinh nghiệm. Hiểu được tình hình đó Thầy đã không ngần ngại bày tỏ nguyện vọng để Thầy nhận nhiệm vụ trong ban chấp hành công đoàn. Việc làm của Thầy thể hiện tinh thần tự nguyện, trách nhiệm cao, không ngại khó, ngại khổ bởi công tác công đoàn là vô cùng vât vả, không chỉ đòi hỏi tâm huyết mà còn phải tốn nhiều thời gian, công sức. Mặc dù công việc của Thầy rất bận rộn nhưng trước những khó khăn của nhà trường Thầy không đứng ngoài cuộc, luôn gương mẫu đi đầu đúng với phương châm "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau".

Những việc làm của Thầy thể hiện sự tận tụy với công việc, sự thân thiện, gần gũi, tình yêu thương, sự quan tâm, sâu sát, trách nhiệm đối với học sinh và đồng nghiệp của mình Đây chính là phong cách quần chúng, dân chủ và nêu gương mà thầy đã học được từ tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Là một thầy giáo gương mẫu, luôn ý thức và đi đầu thực hiện khẩu hiệu của ngành giáo dục: "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học - sáng tạo". Học tập và làm theo tấm gương của Bác, Thầy là tấm gương để đồng nghiệp học tập, học sinh noi theo. Khi giao tiếp với thầy tôi cảm nhận được sự gần gũi, giản dị, chứng kiến cách thầy giao tiếp ứng xử với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp mới thấy cái tình thầy dành cho mọi người nó chân thành, ấm áp đến thế nào. Đó là cái Tâm của thầy với nghề, với trò và đồng nghiệp. Thầy là thế, luôn là thế, vẫn với cái tâm trong sáng, tận tụy với nghề không thể khác được. Thầy vừa được Chủ Tịch UBND tỉnh tặng bằng khen là giáo viên tiêu biểu xuất sắc giai đoạn 2008-2013. Đây là phần thưởng vô cùng ý nghĩa với sự nghiệp "Trồng Người" của Thầy.

k mình nha Daredevil 

Bình luận (0)
Trà Ngô
29 tháng 8 2019 lúc 20:33

Nêu gương về đạo đức đã được biết đến từ lâu trong lịch sử như là một yêu cầu, một phương thức giáo dục đạo đức. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục con người, sự nghiệp trồng người. Trong giáo dục đạo đức, Người rất coi trọng phương thức “nêu gương”. Người đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương thức của người xưa: “Dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngôn nhi giáo” (trước hết phải giáo dục bằng tấm gương sống của chính mình, sau đó mới giáo dục bằng lời nói). Người quan niệm, giáo dục đạo đức là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Trong xã hội ta, ai cũng là chủ thể và cũng là đối tượng của giáo dục đạo đức. Vì vậy, ai cũng có thể và cần phải luôn luôn nêu tấm gương về đạo đức.
Tác dụng nêu gương giữ vai trò rất quan trọng trong việc hình thành đạo đức xã hội. Bác Hồ đã từng nói: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền". Người luôn luôn yêu cầu cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong mọi việc, đảng viên đi trước, làng nước theo sau.
Không có lĩnh vực nào mà tác dụng nêu gương lại quan trọng bằng lĩnh vực đạo đức. Trong gia đình, đó là tấm gương của cha, mẹ đối với con cái, của anh, chị đối với các em; trong xóm làng, khu phố, đó là tấm gương của các bậc cao niên, các cựu chiến binh, các thế hệ đi trước đối với thế hệ trẻ; trong cơ quan Đảng và Nhà nước, đó là tấm gương của các đồng chí phụ trách, các đồng chí lãnh đạo đối với nhân viên; trong đơn vị quân đội, đó là tấm gương của các cấp chỉ huy, các chính ủy, chính trị viên đối với binh sĩ, của cấp trên đối với cấp dưới; trong toàn xã hội, đó là tấm gương của những "người tốt việc tốt", đối với mọi đối tượng, mọi tầng lớp nhân dân.
Nền đạo đức mới chỉ trở thành nền tảng văn hóa của xã hội khi những phẩm chất đạo đức trở thành hành vi đạo đức phổ biến trong toàn xã hội, trong đó những tấm gương đạo đức có tác dụng thúc đẩy việc hình thành nền tảng văn hóa đó. Bác Hồ là một trong những nhà tư tưởng, những lãnh tụ cách mạng quan tâm nhiều đến vấn đề đạo đức và có nhiều cống hiến về tư tưởng đạo đức cách mạng. Bản thân Người là một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, là hiện thân của nền đạo đức mới Việt Nam.
Đảng ta phát động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" là nhằm góp phần tỏa sáng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, xua tan bóng tối của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa thực dụng chạy theo đồng tiền, chạy theo quyền lực, địa vị… đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội trong đời sống hàng ngày.
Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ là học cho được cái gốc, tức là học cho được cái tâm và tấm lòng của mình trước nỗi khổ của nhân dân, của con người, của đồng loại, biết đồng cảm, sẻ chia những bất hạnh của mỗi cảnh đời trong cuộc sống. Bác Hồ thường nói: người cách mạng là người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm nên mới đi làm cách mạng. Người có lòng thương yêu mênh mông xúc động đến tâm can của mọi người. Học gương đạo đức Bác Hồ là phải học từ cái tâm, từ những xúc động đến rưng nước mắt của Bác trước nỗi khổ của con người, là vận dụng bài học đó để suy nghĩ và thực hiện trong đời sống hàng ngày.
Hiện nay, cả nước ta đang học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Trong xây dựng xã hội mới, xây dựng đời sống văn hóa ở từng khu dân cư, ở từng khu phố, thôn, ấp, nhiều cán bộ, đảng viên đang nêu gương sáng, được nhân dân tin yêu, mến phục, cộng đồng ngưỡng mộ. Sự nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên chính là ở cái tâm trong sáng, một đức độ hy sinh: có việc phải lo, lo trước thiên hạ, có việc đáng vui, vui sau thiên hạ. Đó chính là cái cốt của học tập, làm theo đạo đức Hồ Chí Minh mà Đảng ta và cả đội ngũ cán bộ, đảng viên hướng tới để xây dựng, gìn giữ mối quan hệ bền chặt, máu thịt giữa Đảng và Nhân dân.

Bình luận (0)
Kudo Shinichi
29 tháng 8 2019 lúc 20:34
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một chiến sĩ chân chính và cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường với việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Cho nên, ai cũng có thể học theo, làm theo để trở thành người Cán bộ, Đảng viên tốt, người công dân tốt trong xã hội.Qua 3 năm thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tác động đến tất cả Cán bộ, Đảng viên và nhân dân giúp cho mỗi người nhận thức đúng hơn những giá trị cao đẹp của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Từ khi triển khai cuộc vận động đến nay đã có nhiều tấm gương sáng về học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, những hành động và việc làm của họ rất đáng được trân trọng và nêu gương.Hưởng ứng cuộc thi viết về gương điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Ban chỉ đạo cuộc vận động Huyện Nhà Bè phát động tôi xin được viết về chị Phạm Kim Tuyến, hiện đang công tác tại Phòng Y Tế Huyện Nhà Bè.Tôi và chị quen biết nhau đã lâu lắm rồi, từ khi còn công tác chung tại Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, không phải vì quen nhau lâu mà tôi lại khen ngợi chị, tôi nghỉ bất kỳ ai nếu có sự quen biết và tiếp xúc lâu với chị thì đều có cảm nhận  giống tôi.Ở chị, tôi học tập được rất nhiều điều trong cuộc sống cũng như trong công việc đặc biệt  là sự tận tuỵ hết lòng, hết sức vì công việc, sống tiết kiệm, giản dị, không sa hoa, lãng phí.Đối với công việc tôi luôn thấy chị lúc nào cũng quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ anh chị em trong cơ quan. Với cương vị là người cán bộ lãnh đạo nhưng chị luôn trực tiếp bắt tay vào cùng làm việc với nhân viên . Chị thường đến cơ quan sớm hơn mọi người và về sau mọi người khi công việc đã hoàn thành xong chi mới an tâm. Chị luôn gánh vác những công việc nặng nhọc cho cấp dưới. Có những hôm chị ở cơ quan làm việc đến 8 giờ tối mới về nhà.Đối với cán bộ cơ sở chị cũng tận tình hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ để anh chị em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Chị cũng thường xuyên xuống cơ sở nắm tình hình tâm tư, nguyện vọng của người dân để kịp thời kiến nghị đề xuất với lãnh đạo những chủ trương, chính sách phù hợp. Khi được cơ sở mời dự họp hoặc truyền thông, tuyên truyền về những nội dung có liên quan đến hoạt động do ngành quản lý dù trời mưa gió chị cũng đến nơi đúng giờ không để mọi người chờ lâu.Chị luôn quan tâm giúp đỡ mọi người, khi trong cơ quan hoặc gia đình, người thân của đồng nghiệp có người ốm đau, tang chế chị đều đến thăm hỏi, động viên an ủi tận tình.Hiện nay, chị còn đang theo học chương trình Đại học Luật vào các buổi chiều trong tuần. Đối với một người bước vào tuổi năm mươi mà có tinh thần làm việc và học tập như chị thật đáng trân trọng.Trong gia đình, chị là một người phụ nữ đảm đang, chu toàn mọi công việc, hai cháu con của chị đều chăm ngoan, học giỏi, gia đình hạnh phúc được mọi người yêu quí và kính trọng.Đối với tôi, chị không những là người bạn, người đồng nghiệp tốt mà tôi còn xem chị như người thân trong gia đình. Bất kỳ khi có chuyện  không giải quyết được tôi đều tham khảo ý kiến chị và lúc nào cũng được chị cho những lời khuyên bổ ích. Tôi học tập được ở chị sự tận tình hết lòng hết sức vì công việc không ngại khó khăn gian khó, bất kỳ công việc gì được giao cũng cố gắng hoàn thành tốt.Nhân cuộc thi viết về gương điển hình “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” , tôi xin được bày tỏ sự ngưởng mộ chị và sẽ phấn đấu học tập tấm gương của chị cũng như học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để xứng đáng là người cán bộ, đảng viên gương mẫu trong đơn vị.Qua bài viết này, tôi cũng rất mong mọi người sẽ cảm nhận và hình dung được sự tận tuỵ, hết lòng, hết sức vì công việc của chị, xứng đáng là tấm gương học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Bình luận (0)
Văn
Xem chi tiết
Văn
Xem chi tiết
Văn
Xem chi tiết
nishino kana
Xem chi tiết
Ngoc Anhh
Xem chi tiết
Phương
13 tháng 10 2018 lúc 10:20

Để Việt Nam có thể bây giờ sống trong hòa bình, vui vẻ, hạnh phúc và ấm no, tất cả đều nhờ các anh hùng chiến sĩ đã hi sinh cứu nước. Nhưng công lao lớn nhất mà trên thế giới đều công nhận thì chỉ có mỗi Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có một nhà báo nước ngoài từng viết: “Người ta không thể trở thành một Hồ Chí Minh, nhưng ở Hồ Chí Minh, người ta có thể học được một điều gì đó để làm cho mình trở thành tốt hơn”.

Thật đúng như vậy, không ai có thể thay thế và trở thành một Hồ Chí Minh khác được, nhưng từ ở những tấm gương của Bác thì mọi người có thể học theo để trở thành một con người tốt hơn và có ích cho đời hơn.!

Cũng như chúng ta biết, Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới và là một nhà giáo dục lớn, là người thầy vĩ đại của Cách mạng Việt Nam.Không những thế Người là nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà chiến lược tài ba, mà còn là nhà hoạt động thực tiễn kiệt xuất.Bác đã trải qua một cuộc đời rất oanh liệt, đầy gian khổ, hy sinh, vô cùng phong phú và cao đẹp. Bác đã hy sinh cả cuộc đời vì nền độc lập tự do của dân tộc. Sự hi sinh của Bác đã làm cho đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do, đưa nhân dân ta thoát khỏi ách nô lệ. Bác là tấm gương sáng cho mọi thế hệ người Việt Nam noi theo. Tên tuổi Bác, sự nghiệp cách mạng của Người sống mãi cùng non sông, đất nước. Tất cả những việc làm của Bác xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn, lòng thương dân, thương những kiếp người lầm than cực khổ. Và Bác đã để lại cho chúng ta một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và thời đại Hồ Chí Minh. Thời đại Hồ Chí Minh là gia tài vô cùng đồ sộ, là thực tiễn đang hiển hiện trước mắt chúng ta.

Những phẩm chất tốt đẹp nhất có thể nói tất cả đều có ở Bác Hồ, để trở thành một công dân tốt và càng tốt hơn, tấm gương mà chúng ta nên noi theo có lẽ không ở đầu xa, mà ngay chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gây dựng nước Việt Nam. Trách nhiệm của chúng ta và các thế hệ mai sau là phải mãi mãi giữ gìn, bảo vệ, kế thừa và phát huy một cách tốt đẹp nhất những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người và bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu quý của chúng ta ngày càng tươi đẹp, để dân tộc ta mãi mãi trường tồn và phát triển. Vì vậy, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất cần thiết, không chỉ là yêu cầu của cách mạng, mà còn là tình cảm, nguyện vọng của nhân dân ta, của Đảng ta và mọi người Việt Nam yêu nước.

Ngay từ khi Người còn sinh thời, đã có rất nhiều phong trào thi đua học tập, làm theo Bác. Sau khi Bác qua đời, chúng ta có một khẩu hiệu hành động, một phong trào rất sâu rộng: Sống, chiến đấu, lao động, học tập và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại. Nơi nào cũng có phong trào làm theo lời Bác, thanh niên làm theo lời Bác, phụ nữ làm theo lời Bác...

Nhưng chúng ta nên học gì từ Bác? Câu trả lời là có rất nhiều điều cần học, nên học, phải học.!  Bởi vì Bác Hồ là tấm gương sáng về mọi mặt. Cả cuộc đời Bác là biểu tượng cao đẹp về ý chí cách mạng kiên cường; tinh thần độc lập tự chủ; lòng yêu nước, thương dân tha thiết; trí tuệ anh minh, mẫn tiệp, có tầm nhìn xa rộng, sâu sắc; có đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; có tác phong, phong cách khiêm tốn, giản dị; có tấm lòng nhân hậu, tình cảm chan chứa yêu thương con người; là một mẫu mực tuyệt vời về cách sống, cách nghĩ, cách viết, cách nói, cách làm việc, được cả thế giới ca ngợi, ngưỡng mộ. Cuộc sống của Người vô cùng cao đẹp. Đây là kết tinh những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, với tinh hoa văn hóa thế giới. Bác là một người không bao giờ có ai thay thế dược Bác cả và chúng ta phải học theo Bác để trở thành và làm cho mình ngày càng tốt hơn trong cuộc sống xung quanh, cũng như với đất nước, có ích cho bản thân, gia đình và đất nước. Muốn vậy, mỗi người phải phấn đấu, tu dưỡng không ngừng trong học tập và công tác. Trước hết, nên xác định cho mình một lí tưởng cao đẹp: phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Từ đó, định hướng cho mọi hành động trong suốt cuộc đời.

Học Bác, là phải giữ gìn phẩm chất chính trị, kiên định lý tưởng cách mạng, con đường cách mạng, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; tinh thần lạc quan tin tưởng, phẩm chất kiên cường bất khuất giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục. Vào lúc này, chúng ta học Bác, càng phải kiên định, tin tưởng vào mục tiêu, lý tưởng thể hiện ở Cương lĩnh, đường lối của Đảng.

Học Bác là học về đạo đức cách mạng trong sáng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, học về tư cách người cách mạng, đặc biệt là đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân - kẻ thù ở trong mỗi con người, đấu tranh với cái ác, nâng cái thiện lên để giảm cái ác đi... Bác phê phán những cái xấu, quan liêu, xa dân...  Bác dạy đối với mình, với người phải thế nào; đối với Đảng, với dân phải thế nào; đối với địch thế nào...

Học Bác là học phong cách, lối sống giản dị, khiêm tốn, thanh bạch, gần dân, không quan liêu, quan cách, từ ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc, xuống với dân thì thế nào... Bác dạy từ cán bộ, đảng viên, công nhân, nông dân, trí thức, bộ đội, công an, thanh niên, phụ nữ, đến cả người già, các thiếu nhi,.. rất cụ thể, rõ ràng, sâu sắc . Học tập, làm theo Bác thì có rất nhiều việc để học, học ngay trong cách học, trong thái độ đối với việc học, trong cách nói, cách viết, cách làm, cách ăn, ở, đối nhân xử thế, cách ngoại giao của Bác.

Học Bác là học suốt đời, học hàng ngày, thiết thực, thiết thân. Học Bác là việc làm tự giác của mỗi người, mỗi tổ chức, không ai có thể làm thay được. Nói đi đôi với làm, học để làm theo, làm theo rồi lại học, lại bổ sung, thường xuyên liên tục, không phải một lần là xong. Học Bác bằng nhiều hình thức, phong phú, sinh động: Học qua sách báo, ở trường, lớp; qua thực tiễn công việc, trường đời; qua sinh hoạt chi bộ đảng, đoàn thể, ở cơ quan, trong gia đình; tự phê bình và phê bình; qua mạn đàm, trao đổi kinh nghiệm; qua phong trào thi đua người tốt, việc tốt, nêu gương những điển hình tiên tiến, phê phán những việc làm xấu, tiêu cực... Học Bác qua các hình thức sinh hoạt tập thể, như: chào cờ đầu tuần, tham quan du lịch về nguồn, di tích lịch sử, đăng ký chương trình công tác. Rất nhiều hình thức, nhiều con đường.

Bác còn khá là đề cao các Học sinh - Thanh niên và Tuổi trẻ. Học sinh - Thanh niên – Tuổi trẻ đối với Bác là mùa xuân, là hạt mầm, là một cái nhân quan trọng của dất nước. Đất nước có trở nên tươi đẹp hay không, có sánh bằng các cường quốc non châu hay không, tất cả đều nhờ các học sinh, thanh niên và tuổi trẻ làm nên. Là công dân nước Việt Nam, ai cũng đều phải có trách nhiệm học và làm theo tấm gương của Bác, đặc biệt là các Học sinh, Thanh niên và Tuổi trẻ! Đấy cũng là tỏ lòng biết ơn, kính trọng Bác. Chúng ta thực hiện tốt 5 điều Bác dạy và góp phần đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lúc sinh thời Bác đã từng mong ước.

Mãi mãi chúng ta cũng không thể học hết từ Bác, lúc nào cũng phải học và học làm theo tấm gương Bác để chúng ta tuy không bằng Bác nhưng cũng phải xứng đáng là con cháu của Bác và xứng đáng với những công lao mà Bác đã dành cả cuộc đời của Bác để cho chúng ta được như bây giờ. Bác là niềm tự hào của đất nước Việt Nam.

Bình luận (0)
Phương
13 tháng 10 2018 lúc 10:21

Để Việt Nam có thể bây giờ sống trong hòa bình, vui vẻ, hạnh phúc và ấm no, tất cả đều nhờ các anh hùng chiến sĩ đã hi sinh cứu nước. Nhưng công lao lớn nhất mà trên thế giới đều công nhận thì chỉ có mỗi Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có một nhà báo nước ngoài từng viết: “Người ta không thể trở thành một Hồ Chí Minh, nhưng ở Hồ Chí Minh, người ta có thể học được một điều gì đó để làm cho mình trở thành tốt hơn”.

Thật đúng như vậy, không ai có thể thay thế và trở thành một Hồ Chí Minh khác được, nhưng từ ở những tấm gương của Bác thì mọi người có thể học theo để trở thành một con người tốt hơn và có ích cho đời hơn.!

Cũng như chúng ta biết, Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới và là một nhà giáo dục lớn, là người thầy vĩ đại của Cách mạng Việt Nam.Không những thế Người là nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà chiến lược tài ba, mà còn là nhà hoạt động thực tiễn kiệt xuất.Bác đã trải qua một cuộc đời rất oanh liệt, đầy gian khổ, hy sinh, vô cùng phong phú và cao đẹp. Bác đã hy sinh cả cuộc đời vì nền độc lập tự do của dân tộc. Sự hi sinh của Bác đã làm cho đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do, đưa nhân dân ta thoát khỏi ách nô lệ. Bác là tấm gương sáng cho mọi thế hệ người Việt Nam noi theo. Tên tuổi Bác, sự nghiệp cách mạng của Người sống mãi cùng non sông, đất nước. Tất cả những việc làm của Bác xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn, lòng thương dân, thương những kiếp người lầm than cực khổ. Và Bác đã để lại cho chúng ta một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và thời đại Hồ Chí Minh. Thời đại Hồ Chí Minh là gia tài vô cùng đồ sộ, là thực tiễn đang hiển hiện trước mắt chúng ta.

Những phẩm chất tốt đẹp nhất có thể nói tất cả đều có ở Bác Hồ, để trở thành một công dân tốt và càng tốt hơn, tấm gương mà chúng ta nên noi theo có lẽ không ở đầu xa, mà ngay chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gây dựng nước Việt Nam. Trách nhiệm của chúng ta và các thế hệ mai sau là phải mãi mãi giữ gìn, bảo vệ, kế thừa và phát huy một cách tốt đẹp nhất những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người và bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu quý của chúng ta ngày càng tươi đẹp, để dân tộc ta mãi mãi trường tồn và phát triển. Vì vậy, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất cần thiết, không chỉ là yêu cầu của cách mạng, mà còn là tình cảm, nguyện vọng của nhân dân ta, của Đảng ta và mọi người Việt Nam yêu nước.

Bình luận (0)
ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
13 tháng 10 2018 lúc 12:52

Hãy viết về 1 tấm gương sáng ( học sinh, cán bộ )  trong học tập, làm việc và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 

Để Việt Nam có thể bây giờ sống trong hòa bình, vui vẻ, hạnh phúc và ấm no, tất cả đều nhờ các anh hùng chiến sĩ đã hi sinh cứu nước. Nhưng công lao lớn nhất mà trên thế giới đều công nhận thì chỉ có mỗi Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có một nhà báo nước ngoài từng viết: “Người ta không thể trở thành một Hồ Chí Minh, nhưng ở Hồ Chí Minh, người ta có thể học được một điều gì đó để làm cho mình trở thành tốt hơn”.

Thật đúng như vậy, không ai có thể thay thế và trở thành một Hồ Chí Minh khác được, nhưng từ ở những tấm gương của Bác thì mọi người có thể học theo để trở thành một con người tốt hơn và có ích cho đời hơn.!

Cũng như chúng ta biết, Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới và là một nhà giáo dục lớn, là người thầy vĩ đại của Cách mạng Việt Nam.Không những thế Người là nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà chiến lược tài ba, mà còn là nhà hoạt động thực tiễn kiệt xuất.Bác đã trải qua một cuộc đời rất oanh liệt, đầy gian khổ, hy sinh, vô cùng phong phú và cao đẹp. Bác đã hy sinh cả cuộc đời vì nền độc lập tự do của dân tộc. Sự hi sinh của Bác đã làm cho đất nước nở hoa độc lập, kết trái tự do, đưa nhân dân ta thoát khỏi ách nô lệ. Bác là tấm gương sáng cho mọi thế hệ người Việt Nam noi theo. Tên tuổi Bác, sự nghiệp cách mạng của Người sống mãi cùng non sông, đất nước. Tất cả những việc làm của Bác xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn, lòng thương dân, thương những kiếp người lầm than cực khổ. Và Bác đã để lại cho chúng ta một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu. Đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và thời đại Hồ Chí Minh. Thời đại Hồ Chí Minh là gia tài vô cùng đồ sộ, là thực tiễn đang hiển hiện trước mắt chúng ta.

Những phẩm chất tốt đẹp nhất có thể nói tất cả đều có ở Bác Hồ, để trở thành một công dân tốt và càng tốt hơn, tấm gương mà chúng ta nên noi theo có lẽ không ở đầu xa, mà ngay chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gây dựng nước Việt Nam. Trách nhiệm của chúng ta và các thế hệ mai sau là phải mãi mãi giữ gìn, bảo vệ, kế thừa và phát huy một cách tốt đẹp nhất những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người và bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu quý của chúng ta ngày càng tươi đẹp, để dân tộc ta mãi mãi trường tồn và phát triển. Vì vậy, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất cần thiết, không chỉ là yêu cầu của cách mạng, mà còn là tình cảm, nguyện vọng của nhân dân ta, của Đảng ta và mọi người Việt Nam yêu nước.

Ngay từ khi Người còn sinh thời, đã có rất nhiều phong trào thi đua học tập, làm theo Bác. Sau khi Bác qua đời, chúng ta có một khẩu hiệu hành động, một phong trào rất sâu rộng: Sống, chiến đấu, lao động, học tập và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại. Nơi nào cũng có phong trào làm theo lời Bác, thanh niên làm theo lời Bác, phụ nữ làm theo lời Bác...

Nhưng chúng ta nên học gì từ Bác? Câu trả lời là có rất nhiều điều cần học, nên học, phải học.!  Bởi vì Bác Hồ là tấm gương sáng về mọi mặt. Cả cuộc đời Bác là biểu tượng cao đẹp về ý chí cách mạng kiên cường; tinh thần độc lập tự chủ; lòng yêu nước, thương dân tha thiết; trí tuệ anh minh, mẫn tiệp, có tầm nhìn xa rộng, sâu sắc; có đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; có tác phong, phong cách khiêm tốn, giản dị; có tấm lòng nhân hậu, tình cảm chan chứa yêu thương con người; là một mẫu mực tuyệt vời về cách sống, cách nghĩ, cách viết, cách nói, cách làm việc, được cả thế giới ca ngợi, ngưỡng mộ. Cuộc sống của Người vô cùng cao đẹp. Đây là kết tinh những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, với tinh hoa văn hóa thế giới. Bác là một người không bao giờ có ai thay thế dược Bác cả và chúng ta phải học theo Bác để trở thành và làm cho mình ngày càng tốt hơn trong cuộc sống xung quanh, cũng như với đất nước, có ích cho bản thân, gia đình và đất nước. Muốn vậy, mỗi người phải phấn đấu, tu dưỡng không ngừng trong học tập và công tác. Trước hết, nên xác định cho mình một lí tưởng cao đẹp: phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Từ đó, định hướng cho mọi hành động trong suốt cuộc đời.

Học Bác, là phải giữ gìn phẩm chất chính trị, kiên định lý tưởng cách mạng, con đường cách mạng, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; tinh thần lạc quan tin tưởng, phẩm chất kiên cường bất khuất giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục. Vào lúc này, chúng ta học Bác, càng phải kiên định, tin tưởng vào mục tiêu, lý tưởng thể hiện ở Cương lĩnh, đường lối của Đảng.

Học Bác là học về đạo đức cách mạng trong sáng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, học về tư cách người cách mạng, đặc biệt là đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân - kẻ thù ở trong mỗi con người, đấu tranh với cái ác, nâng cái thiện lên để giảm cái ác đi... Bác phê phán những cái xấu, quan liêu, xa dân...  Bác dạy đối với mình, với người phải thế nào; đối với Đảng, với dân phải thế nào; đối với địch thế nào...

Học Bác là học phong cách, lối sống giản dị, khiêm tốn, thanh bạch, gần dân, không quan liêu, quan cách, từ ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc, xuống với dân thì thế nào... Bác dạy từ cán bộ, đảng viên, công nhân, nông dân, trí thức, bộ đội, công an, thanh niên, phụ nữ, đến cả người già, các thiếu nhi,.. rất cụ thể, rõ ràng, sâu sắc . Học tập, làm theo Bác thì có rất nhiều việc để học, học ngay trong cách học, trong thái độ đối với việc học, trong cách nói, cách viết, cách làm, cách ăn, ở, đối nhân xử thế, cách ngoại giao của Bác.

Học Bác là học suốt đời, học hàng ngày, thiết thực, thiết thân. Học Bác là việc làm tự giác của mỗi người, mỗi tổ chức, không ai có thể làm thay được. Nói đi đôi với làm, học để làm theo, làm theo rồi lại học, lại bổ sung, thường xuyên liên tục, không phải một lần là xong. Học Bác bằng nhiều hình thức, phong phú, sinh động: Học qua sách báo, ở trường, lớp; qua thực tiễn công việc, trường đời; qua sinh hoạt chi bộ đảng, đoàn thể, ở cơ quan, trong gia đình; tự phê bình và phê bình; qua mạn đàm, trao đổi kinh nghiệm; qua phong trào thi đua người tốt, việc tốt, nêu gương những điển hình tiên tiến, phê phán những việc làm xấu, tiêu cực... Học Bác qua các hình thức sinh hoạt tập thể, như: chào cờ đầu tuần, tham quan du lịch về nguồn, di tích lịch sử, đăng ký chương trình công tác. Rất nhiều hình thức, nhiều con đường.

Bác còn khá là đề cao các Học sinh - Thanh niên và Tuổi trẻ. Học sinh - Thanh niên – Tuổi trẻ đối với Bác là mùa xuân, là hạt mầm, là một cái nhân quan trọng của dất nước. Đất nước có trở nên tươi đẹp hay không, có sánh bằng các cường quốc non châu hay không, tất cả đều nhờ các học sinh, thanh niên và tuổi trẻ làm nên. Là công dân nước Việt Nam, ai cũng đều phải có trách nhiệm học và làm theo tấm gương của Bác, đặc biệt là các Học sinh, Thanh niên và Tuổi trẻ! Đấy cũng là tỏ lòng biết ơn, kính trọng Bác. Chúng ta thực hiện tốt 5 điều Bác dạy và góp phần đưa đất nước sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lúc sinh thời Bác đã từng mong ước.

Mãi mãi chúng ta cũng không thể học hết từ Bác, lúc nào cũng phải học và học làm theo tấm gương Bác để chúng ta tuy không bằng Bác nhưng cũng phải xứng đáng là con cháu của Bác và xứng đáng với những công lao mà Bác đã dành cả cuộc đời của Bác để cho chúng ta được như bây giờ. Bác là niềm tự hào của đất nước Việt Nam.

Bình luận (0)
nguyenhaphuong
Xem chi tiết
laala solami
1 tháng 4 2022 lúc 20:04

Tham Khảo

Trong phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM hiện nay,qua bài tức cảnh Pác Bó em học được:phải vượt qua nỗi sợ của bản thân,cố gắng học tập tốt.Vượt qua những khó hăn,hoàn cảnhđể sống và hoàn thiện bản thân mình

Bình luận (0)
Đức Nguyễn
Xem chi tiết
Đông Hải
3 tháng 3 2022 lúc 13:27

Em đã học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về lối sống giản dị như :

`-` Luôn mặc đồng phục đúng quy định.

`-` Không ăn chơi đùa đòi.

`-` Luôn cố gắng học tập tốt.

 

Bình luận (4)
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
3 tháng 3 2022 lúc 13:27

Em sẽ :

- Tiết kiệm từng miếng cơm, manh áo để quyên góp ủng hộ cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn

- Ăn mặc không quá lộng lẫy, xa hoa mà chỉ giản dị như Bác

- Ăn dè từng bữa một

- v.vvvv...

Bình luận (5)